Hotline : 0909885247 Email : cskh.azone@gmail.com

Chống thấm ngược là gì? Các phương án chống thấm ngược triệt để

Ngày đăng: 02:51 PM 29/12/2020 - Lượt xem: 19279

Nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ chỉ cần trát thật dày lớp vữa da hoặc vữa trộn nhiều xi măng là có thể chống thấm. Nhưng thực tế không phải vậy, càng nhiều xi măng lại càng dễ nứt, không những không chống thấm được mà còn tốn tiền, tốn công sức sửa chữa. Có một phương án khác để tường, sàn nhà bạn không bị thấm hiệu quả đó là phương án chống thấm ngược.

 

 

Chống thấm ngược là gì ?

Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm ngược với nguồn gây thấm. Ví dụ: Khi nước thấm từ bề mặt tường ngoài, chúng ta sẽ tiến hành chống thấm ngược ở bề mặt trường bên trong.

Để hiệu quả, chúng ta cần sử dụng vật liệu chống thấm có độ bám dính tốt và có khả năng thẩm thấu vào thân bê tông. Để từ đó, lớp màng trong thân bê tông ngăn chặn việc thấm nước tốt hơn.

Hiện nay, phương pháp chống thấm ngược thường được tiến hành bằng 3 cách là:

  • Sử dụng hoá chất chống thấm quét lên bề mặt cần chống thấm
  • Sử dụng màng bitum
  • Sử dụng phụ gia chống thấm

Chống thấm ngược sử dụng trong những trường hợp nào ? 

 

Chúng ta sẽ tiến hành chống thấm ngược khi:

  • Cần chống thấm  ở chân tường, tường nhà phía trong, phần khe tường tiếp giáp trong nhà, bể bơi, bể chứa nước ngầm để không bị ngấm nước từ bên ngoài vào
  • Chống thấm  tại tầng hầm để không cho mạch nước ngầm thấm vào tầng hầm
  • Tường bên ngoài bị thấm do rạn nứt hoặc tường đã quá cũ
  • Nước ngấm từ sân thượng, nhà vệ sinh hàng xóm
  • Nước chảy vào phần khe tường của hai nhà giáp nhau, lúc này nhà nào không được trát bên ngoài sẽ bị thấm nặng.

Chống thấm ngược bằng Sika

Sika chống thấm là loại hoá chất có tính kết dính cao, không thấm nước. Vì thế, Sika thường được sử dụng để thi công chống thấm hoặc làm chất phụ gia để lớp vữa có độ kết dính và chống thấm nước tốt hơn. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách chống thấm ngược bằng Sika:

Chuẩn Bị

Vật liệu, dụng cụ cần có để tiến hành chống thấm:

  • Chất chống dính Sika Latex
  • Thiết bị vệ sinh và thi công chống thấm, bao gồm: chổi quét, thùng sạch, ca nhựa, máy phun ẩm – phun nước, máy thổi – máy hút bụi để làm vệ sinh,…

Vệ sinh bề mặt cần chống thấm: Dọn dẹp, vệ sinh bề mặt cần xử lý chống thấm đảm bảo không có bụi bẩn để việc thẩm thấu chất chống thấm ngược được hiệu quả hơn. Tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt, nếu có chỗ bị nứt hoặc gồ ghề cần xử lý, loại bỏ để có bề mặt bằng phẳng.

 

 

Cách tiến hành

Bước 1: Sử dụng vữa không co ngót để cố định phần cổ của ống thoát nước

Bước 2: Tiến hành quét lớp lót chống thấm lên bề mặt cần chống thấm, đợi khoảng 3 tiếng để lớp lót khô.

Bước 3: Sau khi lớp lót khô, quét 2 đến 3 lớp  Sika chống thấm chồng lên nhau. Đợi khoảng 3 đến 4 tiếng cho lớp chống thấm khô rồi thử lại bằng cách ngâm nước.

Trường hợp có trục tặc, tiếp tục gia cố và chỉnh sửa lại cho đến khi bề mặt không bị thấm nước nữa.

Cách chống thấm tự nhiên bằng khô bitum

Bitum là loại chất tồn tại ở dạng lỏng, rắn hoặc nhớt, rất nhiều người trong chúng ta thường nghĩ bitum là hắc ín (nhựa đường). Nhưng thực chất, hắc ín (nhựa đường) chỉ là biến thể của bitum. Đặc tính của bitum là có khả năng kết dính cao và gần như không thấm nước. Vì thế, bitum thường được dùng để xử lý chống thấm ngược bằng phương pháp khò nóng. Sau đây là cách tiến hành:

CHUẨN BỊ

Tương tự như khi chống thấm ngược bằng sika, chống thấm ngược bằng màng khò bitum cũng cần chuẩn bị:

  • Vật liệu thi công: Máy khò, màng bitum, máy thổi – máy hút bụi để làm vệ sinh, bay trát vữa, búa – đục, máy hút bụi, chổi – cọ,…
  • Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thi công: Làm sạch lớp vữa – xi măng bám trên bề mặt bằng búa, đục. Nếu bề mặt thi công có vết nứt hoặc lỗ rỗ,..cần đục bỏ và mài bề mặt cần thi công thật bằng phẳng. Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn bằng máy hút bụi hoặc chổi – cọ để việc thi công được hiệu quả.

CÁCH TIẾN HÀNH

Bước 1: Dùng chổi sơn để quét lớp màng lót chống thấm dạng lỏng lên bề mặt cần chống thấm ngược

 

Bước 2: Sau khi lớp màng lót khô, tiến hành trải các tấm màng bitum lên bề mặt và chuẩn bị đèn khò để thổi lên các tấm màng. Hãy đảm bảo bề mặt khò được úp xuống dưới.

 

Bước 3: Làm nóng đèn khò và tiến hành khò. Lúc này bề mặt màng bitum sẽ bị tan chảy, lớp nhầy được bám dính chặt và bề mặt đã được quét lớp màng lót. Trong quá trình khó, cần phân bổ nhiệt đều, dùng con lăn hoặc chân ép để giúp lớp màng khò được thẳng đều, tránh tình trạng nhốt bọt khí.

 

Lưu ý: Nếu bề mặt cần chống thấm có độ nghiêng, cần tiến hành khò bitum từ thấp lên cao. Nếu sau khi khò chống thấm thấy xuất hiện bong bóng cần chọc thủng để khí thoát lên và tiến hành dán đè tấm màng bitum khác với biên độ chồng mí là 50mm.

 

Bước 4: Sau khi lớp màng chống thấm khô, tiến hành thử nước trong vòng 24 giờ và nghiệm thu.

 

 

Đó là các cách chống thấm ngược mà AZone đã chia sẽ trong bài viết này hi vọng nó có thể giúp ích cho quý khách, AZone xin chân thành cảm ơn quý khách đã bỏ thời gian để đọc bài viết nàu